Một số cách viết và những số lỗi gặp phải trong bài viết Bar Chart
Bar chart (còn gọi là Bar graphs) là một dạng biểu đồ cột, thường được dùng để so sánh dữ liệu giữa một đối tượng hoặc nhiều đối tượng với nhau.
Bạn cảm thấy gặp khó khăn trong việc đạt điểm cao phần IELTS Writing Task 1, khi phải phân tích các loại biểu đồ? Đừng lo, hãy cùng hocngoaingu123.com tìm hiểu cách hiệu quả để giải quyết vấn đề này, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về cách viết Bar Chart nhé.
Bar chart là gì?
Bar chart (còn gọi là Bar graphs) là một dạng biểu đồ cột, thường được dùng để so sánh dữ liệu giữa một đối tượng hoặc nhiều đối tượng với nhau.
Dạng biểu đồ này sẽ có hai trục cơ bản, một trục dùng để thể hiện những đối tượng được so sánh, cột còn lại dùng để thể hiện các mốc giá trị thuộc về đối tượng đó.
Trong Task 1, chúng ta sẽ có 2 dạng biểu đồ cột như sau:
-
Time Graph: đây là dạng biểu đồ thể hiện sự thay đổi của đối tượng so sánh theo dòng thời gian
-
Comparison Graph: đây là dạng thể hiện sự thay đổi của đối tượng tuy nhiên thì ở dạng này sẽ không có sự biến thiên theo thời gian.
Tham khảo thêm: BTW là gì?
Yêu cầu chung của dạng bài phân tích biểu đồ cột
Tuy Bar Chart cũng là một dạng biểu đồ khá dễ để phân tích và khá quen thuộc đối với mọi người, nhưng chúng ta vẫn cần tuân thủ một số yêu cầu chung như sau:
-
Cần phải so sánh đầy đủ những đối tượng đề bài đưa ra.
-
Miêu tả các thông tin được nhắc đến trong biểu đồ một cách khách quan.
-
Cần có một vố từ vựng phong phú để có thể linh hoạt thay đổi tránh trùng lặp từ ngữ.
-
Đảm bảo đúng về số lượng từ, về mặt ngữ pháp tránh những sai sót không đáng có.
Bố cục và cách viết một bài Bar Chart hoàn chỉnh
Phân tích đề
Trước tiên, đối với bất kỳ bài viết nào nói chung và biểu đồ cột nói riêng, chúng ta đều cần phải phân tích đề nếu như muốn đạt điểm số cao. Trình tự phân tích đề sẽ như sau:
-
Xác định dạng biểu đồ: Time Graph hay Comparison Graph.
-
Xác định hai trục của biểu đồ tương ứng với đối tượng nào.
-
Xác định cột nào thấp nhất, cao nhất hoặc giữ nguyên giá trị, cố gắng tìm ra xu hướng tăng giảm của các đối tượng.
-
Lập nháp một dàn ý về trình tự các bước sẽ viết.
-
Viết bài, đảm bảo lượng thời gian được chia đều cho mỗi phần viết.
Phần Tổng quan (Overview)
Về phần này, việc cần làm khá đơn giản, đó là bạn chỉ cần phải diễn giải lại đề bài (paraphrase) bằng chính vốn từ vựng của mình. Có một số cách để diễn giải lại đề bài như sau:
-
Word by word: đây là cách làm có thể giảm sai sót tới mức tối thiểu, bạn chỉ cần phải thay thế các từ trong bài bằng từ đồng nghĩa với nó.
-
New Structure: đây là cách làm khó hơn một chút và yêu cầu bạn cần có nền tảng ngữ pháp chắc chắn, bạn có thể thay đổi cấu trúc chủ - vị của bài để tạo một câu hoàn toàn mới mà không thay đổi về nghĩa.
Phần Thân bài (Body)
Phần Body, tức thân bài, chúng ta có thể chia thành hai đoạn để viết. Bạn có thể chia đoạn theo đối tượng so sánh hoặc theo mốc thời gian. Số lượng câu mỗi đoạn thì từ khoảng 4-5 câu
Cách triển khai câu, sắp xếp câu sẽ có sự thay đổi nhất định để phù hợp với tiêu chí đề bài đưa ra, tuy nhiên các bạn có thể tham khảo theo dàn ý câu như bên trên và kết hợp với một số cấu trúc từ vựng như sau để điểm sẽ được cao hơn:
-
Followed by + N: cấu trúc để so sánh giữa các đối tượng
-
Experience a climb/ See a growth: Diễn tả về xu hướng tăng/ giảm
-
Reach/hit the peak/lowest point: Chạm tới đỉnh cao/đáy…
-
Remain stable/ unchanged/ constant,…: Diễn tả xu hướng giữ nguyên không có sự thay đổi.
Phần Kết luận (Summary)
Chúng ta nên kết bài trong vòng khoảng 1 tới 2 câu ngắn gọn, đưa ra một nhận định cụ thể mà rút ra được từ sơ đồ. Việc này sẽ khiến bạn có thêm điểm cộng bởi người chấm sẽ thấy bạn có khả năng đọc hiểu, suy luận được dựa trên biểu đồ có sẵn.
Tham khảo thêm: Tiêu chí đánh giá, lộ trình học và luyện thi IELTS 5.0
Một số những lỗi thường gặp trong bài viết biểu đồ
So sánh với những loại bài như Biểu đồ tròn (Pie Chart), Bảng (Table), Bản đồ (Map) và đặc biệt là Quy trình sản xuất (Process) thì Bar Chart vẫn là một dạng bài dễ viết, dễ ăn điểm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hay mắc phải một số lỗi nhất định, và chúng ta cần khắc phục lỗi đó để có thể khiến bài viết đạt điểm cao hơn nữa.
-
Lỗi không xác định dạng biểu đồ: Đây là một lỗi vô cùng nghiêm trọng bởi nếu bạn bỏ qua bước xác định dạng bài thì rất có khả năng bạn sẽ viết lạc đề và mất điểm một cách vô cùng đáng tiếc.
-
Lỗi trong cách dùng từ: Điều này sẽ khiến bạn mất điểm trong tiêu chí Coherence and Cohesion (Mạch lạc và tính Kết dính) bởi bài viết của bạn sẽ mất đi tính liên kết, trở nên rời rạc. Bạn có thể dùng các từ nối vô cùng đơn giản mà thông dụng như: However (tuy nhiên), In addition to (thêm vào đó),….
-
Lỗi trong cách dùng câu, sai ngữ pháp
Tham khảo thêm: IELTS là gì? Những thông tin cần biết về kì thi IELTS
Trên đây là một số chia sẻ về cách viết Task 1 Bar Chart dành cho các sĩ tử đang chuẩn bị cho kỳ thi IELTS. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích và giúp các bạn đạt được điểm số mong muốn của mình.
>> Tham khảo thêm: