Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thông dụng nhất!
Bí quyết nào giúp học tiếng Anh nhanh chóng? Bạn học mãi nhưng trình độ nghe - nói - đọc - viết mãi không lên. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Có thể nói, trong những năm gần đây, tỉ lệ lao động chính quy (lao động đã qua đào tạo) của nước ta ngày một tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu đó là do ngày càng có nhiều người quyết định theo đuổi con đường học tập tại các trường đại học, cao đẳng, hay trung cấp,… để bản thân có được cơ hội học hỏi, tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho công việc của họ sau này. Đây cũng chính là lý do khiến xảy ra hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” , hiện tượng ngày càng có nhiều nguồn lao động chất lượng cao đã qua đào tạo cần tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, số lượng các công ty, tổ chức, doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động chính quy thì lại chỉ đang ở một con số nhất định. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để có thể xin được một công việc tốt, phù hợp với điều kiện, khả năng của bản thân bạn nhất, giữa vô vàn những đối thủ cạnh tranh khác?”. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số những kinh nghiệm cốt lõi nhất mà chính bản thân mình đã tích lũy được trong quá trình lăn lộn tìm kiếm việc làm ngoài thị trường rộng lớn kia.
Để được nhận vào làm ở một vị trí công việc mà bạn mong muốn, điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện đó chính là phỏng vấn xin việc. Tùy vào các công ty, tổ chức, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng nào mà bạn ứng tuyển, họ có thể sẽ đưa ra những yêu cầu phỏng vấn xin việc khác nhau, điển hình như phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh chẳng hạn. Đây là hình thức phỏng vấn khá hóc búa, nhất là đối với thực trạng ở nước ta hiện nay, còn quá nhiều người “mắc bệnh” sợ giao tiếp bằng tiếng anh, sợ phải nói tiếng anh vì sợ sai, sợ chưa “đạt chuẩn”. Chính vì vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp bắt buộc cần phải phỏng vấn bằng tiếng anh, thì một điều vô cùng cần thiết đó chính là bạn phải chủ động trang bị thật kỹ lưỡng cho bản thân mình những kỹ năng phỏng vấn xin việc, kinh nghiệm phỏng vấn xin việc, những câu hỏi khi phỏng vấn, đặc biệt là các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng anh mà nhà tuyển dụng có thể sẽ đặt ra cho bạn.
Sau đây hocngoaingu123.com xin đưa ra một số những câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng anh, những câu hỏi mà các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đưa ra cho bạn, cùng với cách trả lời phỏng vấn bằng tiếng anh sao cho thật hoàn hảo cho những câu hỏi này nhé.
-
“Introduce something about yourself.”
Đây là câu hỏi đầu tiên, hay gặp nhất, một câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng có thể bắt đầu buổi phỏng vấn xin việc diễn ra tự nhiên, suôn sẻ nhất có thể. Lưu ý đầu tiên là bạn hoàn toàn không nên trả lời câu hỏi này theo kiểu “học vẹt” giống học sinh tiểu học như “Hello, my name is…. ; I am … years old; I come from…; I live in…” (Xin chào, tên của tôi là… ; Tôi.. tuổi; Tôi đến từ…; Tôi đang sống ở…). Sẽ chẳng một nhà tuyển dụng nào thèm nghe những thông tin nhàm chán mà bạn vừa nêu ra ở trên cả vì tất cả những câu hỏi đó đã được bạn trả lời một cách rất rõ ràng trong CV (curriculum vitae) xin việc bằng tiếng anh của bạn rồi. Câu trả lời mà họ mong chờ được nhận cho câu hỏi này chính là những điều đặc biệt nhất về bản thân bạn, những tính cách, bản chất của con người bạn, có gì hay ho thú vị hay không. Vì vậy, hãy khéo léo đưa ra một câu trả lời để bộc lộ cho họ thấy rằng bạn không giống như những người khác, bạn chính là bạn và bạn đặc biệt theo cách riêng của chính mình. Bạn nên đưa ra những thói quen, đặc điểm, kiến thức, kinh nghiệm của bạn và những thứ liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển vì đây là những điều duy nhất mà nhà tuyển dụng quan tâm ở bạn, để họ sẵn sàng đưa ra quyết định chọn bạn mà không phải là người khác.
Tham khảo thêm: Ý nghĩa của ETC trong tiếng Anh
-
“What are your strengths and weaknesses?”.
Đây là câu hỏi quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng muốn được biết thông qua buổi phỏng vấn xin việc của bạn. Họ rất muốn khái thác hết toàn bộ con người của bạn ở nhiều mặt, điển hình là ở cả hai mặt tốt và xấu.
Đối với mặt tốt, những điểm mạnh, khi đưa ra câu trả lời, thì điều tối kị nhất đó là bạn liệt kê hết rất nhiều các đức tính tốt của bạn ra như đang ngồi diễn quảng cáo một mình. Vì nếu bạn làm như vậy thì sẽ rất dễ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy là bạn chỉ học vẹt những câu trả lời ở trên mạng và đang “thao thao bất tuyệt” như học sinh trả bài kiểm tra miệng. Điều bạn cần làm là phải trả lời bằng một thái độ nghiêm túc, thành thật, đi kèm với mỗi thế mạnh thì bạn phải nêu ra được ví dụ chứng minh đúng là bạn đang làm tốt như những gì bạn nói. Như vậy mới có thể tạo dựng được niềm tin và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tuyển dụng. Một số đức tính mà bạn có thể kể ra như điểm mạnh của mình mà nhà tuyển dụng vô cùng mong đợi có thể là:
-
“punctual” – (đúng giờ). Đi kèm với thế mạnh này nên là những câu diễn giải dùng để chứng minh như “I am always punctual. I am never late for work. My previous job requires a lot of deadlines but I am still able to handle everything and complete all the tasks on time.” (Tôi luôn luôn đúng giờ. Tôi chẳng bao giờ đi làm muộn cả. Công việc trước của tôi có rất nhiều việc cần giới hạn về thời gian nhưng tôi vẫn có đủ khả năng để giải quyết êm xuôi mọi thứ và hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách đúng thời hạn).
-
Hay bạn cũng có thể đưa ra điểm mạnh như những kỹ năng mềm rất cần thiết cho công việc như kỹ năng làm việc nhóm chẳng hạn. “I have a bunch of soft skills. I can take teambuilding skills as an example. As you can see, I am a happy and energetic person, so I can spread happiness and energy to my co-workers, too.” – (Tôi đã trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng mềm. Tôi có thể lấy kỹ năng làm việc nhóm làm một ví dụ chẳng hạn. Như những gì bạn thấy đấy, tôi là một người vui vẻ, lạc quan và giàu năng lượng. Chính vì vậy tôi cũng có thể lan tỏa niềm vui và nguồn năng lượng đó đến với tất cả những bạn đồng nghiệp của mình nữa).
-
“creative” – (sáng tạo). Dù bạn ứng tuyển vào vị trí công việc nào đi chăng nữa thì cũng đều cần phải có sự sáng tạo. Đây là điểm mạnh mà nhà tuyển dụng vô cùng mong chờ ở ứng viên của họ. Nếu bạn khéo léo nêu ra điểm tốt này ở bản thân bạn và có khả năng làm cho nhà tuyển dụng tin điều đó là đúng với bạn thì xin chúc mừng, bạn vừa đạt được một điểm cộng to đùng trong lòng nhà tuyển dụng rồi đó. Bạn có thể nói là “Many people said that I am a very creative person because I am always be able to find out the most efficient solution to every problem, including my previous boss.” – (Có nhiều người nhận xét rằng tôi là một người rất sáng tạo bởi vì trong mọi tình huống tôi đều có khả năng tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất cho mọi vấn đề. Và sếp trước của tôi cũng nhận xét về tôi như vậy đó.)
-
“ambitious” (có tham vọng, có hoài bão). Đây cũng là một điểm mạnh mà nhà tuyển dụng rất mong chờ từ bạn. Bởi lẽ, nếu bạn là người tham vọng, bạn sẽ luôn cố gắng giao lưu, học hỏi, hoàn thành mọi công việc được giao một cách tốt nhất có thể, thậm chí là vượt ngoài mong đợi của sếp, vì khát khao, mong ước được hoàn thiện bản thân, được công nhận. Bất kì một công ty, doanh ngiệp hay tổ chức nào cũng đều mong chờ điều này từ ứng viên của mình, vì nếu họ thuê được những con người có tham vọng, có hoài bão lớn như vậy về làm việc cho công ty họ thì ắt hẳn chính những người này sẽ đóng góp một công sức rất lớn trong việc đưa công ty, doanh nghiệp hay tổ chức đó lên đỉnh thành công, lên một quy mô lớn hơn, hùng thịnh hơn. Chính vì vậy hãy khéo léo chứng minh cho họ thấy rằng bạn có được phẩm chất vô cùng đáng quý, đáng trân trọng này, bạn nhé!
-
Còn một số những đức tính nữa mà bạn nên đề cập đến với nhà tuyển dụng như là những điểm mạng của bạn như: “proactive” – (chủ động) hay “be able to keep calm” – (có khả năng giữ được bình tĩnh),...vì đây đều là những điều thực sự cần thiết ở một người nhân sự mà nhà tuyển dụng nào cũng cần cho tất cả mọi vị trí công việc của họ. Hãy thật tinh tế, khéo léo để thể hiện bản thân mình thật tốt cho nhà tuyển dụng thấy được họ nên chấp nhận bạn vào vị trí công việc mà bạn mong muốn nhé.
Ngược lại, khi nói về mặt chưa tốt – những điểm yếu của bạn thì bạn cần lưu ý những điểm cốt lõi như sau. Thứ nhất, bạn đừng bao giờ nên lảng tránh, tỏ ra mình hoàn toàn chẳng có điểm gì để chê khi trả lời câu hỏi phỏng vấn rằng : “I don’t know” – (Tôi không biết) hay “I think that I have no weakness to tell you” – (Tôi nghĩ rằng mình có cái điểm yếu gì để kể cho bạn cả.) Đây là điều vô cùng tối kị. Bởi lẽ, tất cả mọi người trong chúng ta ai cũng biết rằng : “Nobody is perfect” – (Chẳng có ai là hoàn hảo cả). Việc bạn cố tình né tránh chỉ khiến cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người không thành thật chút nào. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm ra một điểm yếu của mình để nói với nhà tuyển dụng khi được hỏi. Nhưng quan trọng hơn hết là bạn phải nêu ra được một cách giải quyết thích đáng đi kèm cho những điểm yếu đó của bạn. Bạn cần phải khéo léo “Biến nhược thành ưu” vì làm được như vậy là bạn sẽ được đánh giá rất cao trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó.
Tham khảo thêm: Những câu nói để khích lệ, an ủi bằng tiếng Anh ý nghĩa
-
Where do you see yourself 5 years from now?
Đa số các nhà tuyển dụng đều sẽ đặt ra cho bạn câu hỏi này, bởi đây là câu hỏi đưa ra nhằm lấy thông tin về mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của bạn. Đây cũng là câu hỏi mang đậm bản sắc cá nhân nhất mà nếu có khả năng trả lời khéo léo, bạn sẽ ghi được điểm rất cao trong mắt nhà tuyển dụng. Ở câu hỏi này, bạn cần phải thật tinh tế trả lời, về kế hoạch của mình, trước mắt và trong cả tương lai dài nữa. Bạn phải làm sao cho nhà tuyển dụng thấy được mình là một người có hoài bão, tham vọng lớn. Bởi lẽ, những người như vậy chắc chắn sẽ có một thái độ làm việc vô cùng nghiêm túc, cầu tiến trong công việc, hăng say học hỏi, không ngại khó, ngại khổ để đạt được thành tựu cho bản thân. Chính vì vậy, đây sẽ là những người mà nhà tuyển dụng nhắm tới đầu tiên cho vị trí công việc trong công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay tập đoàn của họ, lý do dễ hiểu là bởi những con người có đam mê, hoài bão, tham vọng sẽ chính là những người làm nên thành công vang dội cho công ty của họ sau này.
Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà thể hiện tham vọng, hoài bão quá “hão huyền”, quá xa rời thực tế. Tham vọng bạn thể hiện chỉ nên ở mức độ vừa phải, hợp lý mà thôi, bởi có thể họ sẽ chọn cách tránh xa những người có nguy cơ, mối đe dọa nguy hiểm đến sự nghiệp của công ty họ đó.
Sau đây mình sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể bằng tiếng Anh cho bạn tham khảo nhé:
-
“Where do you see your ownself 5 years later?” ( Bạn nghĩ mình sẽ là ai vào 5 năm sau?)
-
“Well, first of all, I want to widen my knowledge and gain more experience about my own working aspect. And by then, I would like to achieve a higher position as a reward for all the effort I have ever made, maybe a team leader, I think…” ( Xem nào, thứ đầu tiên mà tôi mong muốn là có thể mở rộng được vốn hiểu biết của bản thân cũng như tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm cho lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Còn xa hơn, đến lúc đó (5 năm nữa) tôi mong muốn nhận được một vị trí cao hơn trong công việc, hãy coi như đó là một phần thưởng cho những cố gắng, nỗ lực của tôi vậy, vị trí đó có thể là một trưởng nhóm chẳng hạn…).
-
“ Do you have any questions for us?” ( Bạn có câu hỏi nào muốn đặt ra cho chúng tôi hay không?)
Đối với câu hỏi này, đừng dại dột mà trả lời là “ I don’t know” – ( Tôi không biết ) ; “I have nothing to ask you” – ( Tôi chẳng có gì để hỏi các bạn cả ) hay “ Sorry, I haven’t thought about this yet” – ( Xin lỗi bạn, thực sự thì tôi chưa nghĩ đến việc này )….
Những câu trả lời trên thực sự không hề khôn ngoan một chút nào. Chúng không những không tạo nên được ấn tượng đẹp của bạn trong mắt các nhà tuyển dụng mà còn làm xấu đi hình tượng của bạn nữa đó. Bởi vì, khi bạn trả lời những câu như vậy, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn chẳng có chút hứng thú nào với công việc mà bạn đang ứng tuyển, và ngược lại, bạn có vẻ là một con người thiếu nghiêm túc, thiếu chuyên nghiệp và thiếu sự nhiệt huyết, sự yêu nghề. Mà khi đã nghĩ như vậy rồi thì chắc chắn họ sẽ chẳng bao giờ muốn nhận bạn vào vị trí công việc đó cả. Họ trả lương cho bạn đâu phải để mỗi ngày thấy một con người lao động với sự chán nản, thiếu năng lượng. Rất có thể, mặc dù kiến thức, trình độ của bạn cao hơn người khác nhưng người đó trúng tuyển còn bạn thì không. Tại sao lại như vậy? Là bởi vì họ đã thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng họ có thái độ nghiêm túc và thực sự đam mê với công việc, điều này hoàn toàn ngược lại với bạn. Giờ thì bạn có thể hiểu câu nói: “ Thái độ quan trọng hơn trình độ” rồi đó.
Một số câu trả lời thông minh, hợp lý mà bạn có thể áp dụng cho câu hỏi này đó là: “Yes, of course, I do” – ( Có chứ, đương nhiên rồi.). “ Do you have any examples of projects that I would have to take responsibilities for if I were able to take the job?” – ( Bạn có thể lấy ví dụ cho tôi về một số dự án mà tôi sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện nếu như tôi may mắn trúng tuyển vị trí này không?). Câu hỏi này sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn đang thực sự muốn quan tâm, tìm hiểu, có đam mê với vị trí công việc này, chứ không chỉ chăm chăm vào mục tiêu có được nhận vào làm công việc này hay không. Hay “ Does your company offer new staffs some more training courses?” – ( Công ty bạn có tạo điều kiện mở lớp huấn luyện cho nhân viên mới không? ). Đây là câu hỏi thể hiện bạn là con người có khát vọng trau dồi, hoàn thiện bản thân – một đức tính mà nhà tuyển dụng nào cũng mong đợi ở nhân viên của họ. Vì vậy, hãy bỏ túi ngay để dùng khi cần thiết nhé.
Tham khảo thêm: Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành nhân sự hữu ích để học
Trên đây là những kinh nghiệm xương máu mà bản thân mình đã tự đúc rút được trong hành trình đi tìm kiếm “công việc trong mơ” của mình trong suốt 6 năm qua. Mình rất hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào trong “công cuộc” phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh của các bạn, mình chúc các bạn sớm thành công trong việc phỏng vấn vào vị trí mà các bạn mong muốn nha. Mình xin chào tất cả mọi người!
Xem thêm: