Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh gây ấn tượng nhất

By   Administrator    30/09/2019

Làm sao để giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh hay nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm thấy các mẫu câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh nên tham khảo.

1. Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Tiếng Anh đã và đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Đây là phương tiện gắn kết, kết nối mọi người đến gần nhau hơn. Chính vì vậy, việc giao tiếp bằng tiếng Anh ngày càng trở nên vô cùng quan trọng, cần thiết trong cả học tập, đến công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Bước đầu tiên cũng là bước cơ bản nhất nhưng lại thực sự cần thiết trong mỗi cuộc giao tiếp bằng tiếng Anh đó chính là việc giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh có thể là một câu hỏi, một yêu cầu của bài thi nói trên lớp, cũng có thể là một câu hỏi được các nhà tuyển dụng đưa ra khi bạn đi phỏng vấn xin việc, hay cũng có thể là lời mở đầu cho một cuộc nói chuyện, làm quen giữa bạn với một người nước ngoài trong lần đầu gặp mặt. Qua đây, chúng ta có thể thấy được vai trò hết sức to lớn của việc giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh rồi đúng không nào.

Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh hay nhất

Tuy nhiên, trên thực tế, công việc tưởng chừng như đơn giản này lại trở thành một bài tập khó của biết bao nhiêu người. Họ gặp khúc mắc trong việc không biết bắt đầu bài giới thiệu từ đâu, nên giới thiệu những điều gì, giới thiệu như nào cho đủ, cho đúng và quan trọng là  làm thế nào để gây được thiện cảm với người đối diện. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ lần lượt đi trả lời từng câu hỏi trên để việc giới thiệu bản thân bằng tiếng anh trở nên thật đơn giản, dễ dàng nhé.

Tham khảo thêm: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong CV như thế nào?

2. Những điều cần có để gây ấn tượng khi giới thiệu

Để bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh của bạn được đầy đủ và tự nhiên nhất, sau đây mình xin đưa ra 6 thông tin cơ bản nhất mà bạn cần cung cấp cho người nghe khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Đồng thời, mình cũng sẽ đi phân tích, đưa ra những cách diễn đạt phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể cho 6 thông tin cơ bản này bạn nhé.

Thông tin thứ 1: Lời chào

Ông cha ta đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” phải không các bạn. Quả đúng là như vậy, trước khi bắt đầu một cuộc nói chuyện với bất kì ai, thì lời chào hỏi cũng là một bước vô cùng quan trọng, được đặt lên hàng đầu phải không nào.

Có hai dạng lời chào mà mình muốn đề cập đến ở đây:

  • Dạng 1: Lời chào theo kiểu trang trọng, xã giao ( Formal )

Đây là dạng lời chào mà bạn cần phải sử dụng trong khi giao tiếp, gặp gỡ với một người lớn tuổi hơn bạn, một người bề trên hay cấp trên của bạn, hay cũng có thể là những đối tác phục vụ cho công việc yêu cầu bạn phải lịch sự, trang nghiêm một chút.

Các cấu trúc câu chào mà bạn có thể sử dụng trong những trường hợp kể trên đó là:

  • Good moring (Chào buổi sáng)

  • Good afternoon (Chào buổi chiều)

  • Good evening (Chào buổi tối)

  • Nice to meet/see you! (Rất vui được gặp bạn)

  • Good/ pleased/ happy/ great/ lovely to meet/ see you! (Rất hân hạnh được gặp bạn)

  • …………………………………………………………………………………

  • Dạng 2: Lời chào theo kiểu không trang trọng, tự nhiên, gần gũi ( Informal )

Trong giao tiếp không phải lúc nào cũng cần đặt trong một khuôn khổ quá lịch sự, chỉn chu. Chắc chắn sẽ có những trường hợp mà người đối diện ngang tuổi như bạn, là bạn học đồng trang lứa, hay những người thân thiết, gần gũi với bạn.

Vì vậy, sẽ có những cấu trúc câu chào nghe thoải mái, gần gũi hơn, nên được bạn sử dụng trong các trường hợp đời thường này, đó là:

  • Hello (Xin chào)

  • Hi (Xin chào)

  • Hey ( Chào )

  • Hi there ( Chào )

  • What’s up (guy/ guys…) ( Chào )

  • Hey, how’s it going ? ( Chào, dạo này thế nào rồi ?)

  • …………………………………………………………………………………

Thông tin thứ 2: Giới thiệu tên

  • Trong phần giới thiệu bản thân, chắc hẳn mọi người ai cũng biết, sau câu chào hỏi thì thông tin tiếp theo mà cần được đưa ra đó chính là thông tin cơ bản nhất – tên của bạn phải không nào.

  • Cách để giới thiệu tên thì có một số cách chung sau đây, không phân biệt ra người đối diện là ai, cần lịch sự trang trọng hay thân mật, gần gũi. Một số cách giới thiệu tên mà bạn có thể dùng để giới thiệu bản thân đó là:

  • I am + tên của bạn ( Tôi là…)

  • My name is + tên của bạn ( Tên của tôi là…)

  • You can call me + tên của bạn ( Bạn có thể gọi tôi là…)

  • Ví dụ: You can call me Phong. ( Bạn có thể gọi tôi là Phong.)

  • Cách thứ ba là cách mình ưa thích nhất, giúp cho phần giới thiệu của bạn bớt nhàm chán và có thể trình độ tiếng anh của bạn sẽ được đánh giá cao hơn so với việc sử dụng hai cấu trúc có phần hơi đơn giản như kiểu một và kiểu hai.

  • Các bạn hãy lưu ý, cân nhắc để việc giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh của mình được thú vị hơn nha.

Thông tin thứ 3: Giới thiệu tuổi tác

  • Khi biết tuổi của người bạn đang nói chuyện, sẽ giúp bạn quyết định xem nên xưng hô như thế nào cho hợp lý, như vậy hiệu quả giao tiếp cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc hỏi tuổi người khác là một điều tế nhị, nên sẽ tùy vào trường hợp và tình huống nào, mà bạn có thể tự quyết định xem có nên giới thiệu tuổi của mình cho đối phương biết hay không. Nói tóm lại, nếu việc giới thiệu tuổi là thực sự cần thiết, vậy thì bạn nên cho đối phương biết tuổi của mình. Ngược lại, trong trường hợp không cần thiết hoặc người đối diện không có nhu cầu được biết, thì bạn không nên giới thiệu tuổi của mình. Bởi như vậy sẽ khiến cuộc nói chuyện trở nên thừa thông tin, và có khi còn gây phiền toái cho đối phương khi khiến họ phải nghe những thông tin mà họ không muốn.

  •  Có hai dạng giới thiệu tuổi cơ bản:

  • Giới thiệu chính xác tuổi:

  • I am + số tuổi của bạn ( Tôi…tuổi )

  • I am + số tuổi của bạn + years old ( Tôi…tuổi )

  • I am at the age of + số tuổi của bạn ( Tôi… tuổi )

  • => Ví dụ: “Năm nay tôi 20 tuổi” bạn có thể nói như sau: “I am 20./ I am 20 years old./ I am at the age of 20.”

  • Giới thiệu tuổi một cách không chính xác ( khoảng tuổi ): Đôi lúc bạn cũng không hẳn muốn cho đối phương biết chính xác tuổi của mình phải không nào, vậy nên sau đây là một số cách mà bạn có thể dùng trong trường hợp này:

  • I am in my early + số tuổi (làm tròn đến chữ số hàng chục) + “s” ( Tuổi tôi ở khoảng đầu…)

  • I am in my mid + số tuổi (làm tròn đến chữ số hàng chục) + “s” ( Tuổi tôi ở khoảng giữa…)

  • I am in my late + số tuổi (làm tròn đến chữ số hàng chục) + “s” ( Tuổi tôi ở khoảng cuối…)

  • => Ví dụ: I am in my early 40s. ( Tuổi tôi ở khoảng đầu 40 tuổi) ( Có nghĩa là bạn 41 hoặc 42, 43 tuổi.)

Thông tin thứ 4: Giới thiệu về quê quán, nơi ở hiện tại:

  • Giới thiệu về quê quán ( nơi bạn sinh ra và lớn lên ): 

  • I am from + quê hương của bạn ( Tôi đến từ ... )

  • I come from + quê hương của bạn ( Tôi đến từ … )

  • My hometown is + “in” quê hương của bạn ( Quê hương của tôi ở…)

  • I was born in + quê hương của bạn ( Tôi được sinh ra ở… )

  • Ví dụ: My hometown is in Quang Ninh Province. ( Quê hương của tôi ở tỉnh Quảng Ninh.) 

Hoặc I was born in Quang Ninh Province. ( Tôi được sinh ra ở tỉnh Quảng Ninh.)

  • Giới thiệu về nơi ở, chỗ ở hiện tại:

  • I am living at/in/…. + nơi bạn ở ( Hiện tại tôi đang sống ở… )

  • Ví dụ: I am living in Ho Chi Minh city. ( Hiện tại tôi đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. )

  • Hoặc I am living at an rented apartment in Hanoi. ( Hiện tại tôi đang sống ở một căn hộ cho thuê ở Hà Nội. )

Thông tin thứ 5: Giới thiệu về trình độ học vấn, công việc, nghề nghiệp, khả năng đặc biệt của bản thân bạn:

Thường thì có hai trường hợp, một là các bạn vẫn còn đang đi học, hai đó là các bạn đã ra trường và đang đi làm rồi, mỗi trường hợp sẽ có những cách giới thiệu riêng như sau:

  • Trường hợp 1: Dành cho Sinh viên

  • I am a freshman at/ in… ( Tôi là sinh viên năm nhất của trường … )

  • I am a sophomore at/ in … ( Tôi là sinh viên năm hai của trường … )

  • I am a junior at/ in … ( Tôi là sinh viên năm ba của trường … )

  • I am a senior at/ in … ( Tôi là sinh viên năm bốn của trường … )

  • Ví dụ: I am a sophomore at Diplomatic Academy of Vietnam. ( Tôi là sinh viên năm thứ hai của Học viện Ngoại Giao Việt Nam. )

Hoặc I am a senior in National Economics University. ( Tôi là sinh viên năm cuối của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. )

Lưu ý: lựa chọn dùng “in” hay “at” là tùy thuộc theo quy mô của trường bạn. Đối với các trường có quy mô lớn, đông sinh viên ta thường dùng “in”, ngược lại với các trường có quy mô nhỏ hơn, với số lượng sinh viên ít, ta dùng “at” là hợp lý các bạn nhé.

  • Trường hợp 2: Dành cho Người đã đi làm

  • Now, I am a/an + … + in/ at + ….. ( Hiện tại, tôi đang làm…. Ở công ty… )

  • Now, I am working as + … + in/ at + … ( Hiện tại tôi đang làm viêc với tư cách là … tại công ty… )

  • Now, I am take the responsibility for + … + in/ at + …. ( Hiện tại tôi đang giữ chức vụ … tại công ty … )

  • Ví dụ: Now, I am working as an English teacher at Bien Hoa high school for gifted students. ( Hiện tại, tôi đang làm việc với tư cách là một giáo viên dạy tiếng Anh của trường Trung học phổ thông chuyên Biên Hòa.)

Thông tin thứ 6: Giới thiệu về sở thích:

  • I like… ( Tôi thích… )

  • I love… ( Tôi yêu thích… )

  • I enjoy… ( Tôi thích thú với việc…)

  • I am fond of … ( Tôi đam mê… )

  • I am interested in … ( Tôi thích thú … )

  • My hobby is/ are … ( Sở thích của tôi là… ) ( Dùng “is” khi bạn muốn nói về một sở thích, còn nếu muốn giới thiệu từ 2 sở thích trở lên thì bạn dùng “are” )

  • Ví dụ: “Tôi thích chơi cầu lông”. Bạn có thể nói theo những cách như sau:

  • I like playing badminton.

  • I love playing badminton.

  • I enjoy playing badminton.

  • I am fond of playing badminton.

  • I am interested in playing badminton.

  • My hobby is playing badminton.

Tham khảo thêm: Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường xuyên gặp

Trên đây là sáu thông tin cơ bản giúp bạn có thể giới thiệu bản thân bằng Tiếng Anh đúng cách. Đây là những cấu trúc giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cơ bản nhất, dễ nhất mà tất cả mọi người có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày cũng như giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi đi phỏng vấn xin việc. Hocngoaingu123.com chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm:

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Pre IELTS là gì? Nên tự học Pre IELTS ở nhà hay học ở trung tâm?

Pre IELTS là gì? Những ai là người nên học Pre IELTS? Nên học Pre IELTS ở nhà hay học ở trung tâm? Tổng hợp thông tin về Pre IELTS mới nhất.

IELTS ukvi là gì? Cập nhật thông tin liên quan về IELTS ukvi

Bạn hiểu IELTS ukvi là gì? Đây là một loại chứng chỉ có giá trị sử dụng vô cùng lớn. Nếu muốn sở hữu loại bằng này, hãy đọc hết bài viết sau đây nhé.

IELTS General là gì? Cách chinh phục IELTS General đạt điểm cao

IELTS General là gì? Bạn biết gì về IELTS General? Cấu trúc đề thi IELTS General ra sao và cách chấm điểm thế nào? Cách ôn IELTS General hiệu quả.